Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Tục làm vía của người Thái

Tín ngưỡng, phong tục, tập quán của mỗi tôn giáo... Luôn gắn liền với sự ra đời của mỗi tộc người. Đó chính là những yếu tố góp phần làm nên bản sắc riêng và phân biệt giữa các tộc người với nhau. 

Và đương nhiên là trong sự giao lưu kinh tế và văn hóa sẽ không thể tránh khỏi sự giao thoa, nhưng cũng chính sự giao thoa ấy đã làm cho các nền văn hóa của các tộc người xích lại gần nhau hơn, dễ hiểu hơn và dễ được chấp nhận hơn, nhất là trong thời đại mới.
Phong tục làm vía của người Thái ở Nghệ An
Phong tục làm vía của người Thái theo tiếng Thái là “ê ê vắn’’. “Vắn’’là linh hồn (mặt tinh thần của con người). Linh hồn của những người đã chết gọi là “ghí’’(ma).

Đồng bào người Thái ở Nghệ An quan niệm rằng: Con người ta tồn tại được là nhờ có linh hồn, linh hồn của người nào được khỏe mạnh, thoải mái thì người đó mới được mạnh khỏe và hoạt động bình thường. Ngược lại, linh hồn của người nào không khoẻ mạnh thì người đó không bình thường, không minh mẫn để làm ăn được. Vì thế nên người Thái mới cần nhờ thầy mo cúng giúp để được mạnh khỏe, bình yên.

Như vậy, người không có hồn nữa là nguy hiểm. Cho nên người Thái rất quan tâm đến phần hồn, ngay cả khi còn sống. Mỗi khi có sự việc liên quan đến tinh thần, tình cảm là đồng bào tổ chức lễ nhằm động viên, bồi dưỡng hoặc tìm gọi linh hồn về. Việc tổ chức làm lễ như vậy đều được gọi là làm vía (ê ê vắn). Hầu hết đồng bào NGƯỜI THÁI đều được làm vía, số lần làm vía của mỗi người ít, nhiều có khác nhau, nhưng không có ai là không làm và mỗi lần làm đều có mục đích, yêu cầu cụ thể khác nhau, ngay cả cách gọi tên lễ cũng khác nhau.

Khi đứa trẻ mới ra đời được một thời gian, gia đình tổ chức làm vía cho nó giống như tục lễ cúng “mụ’’cho trẻ sơ sinh của người Kinh. Lễ này người Thái gọi là “vắn hình chông”. Lễ vật và nghi thức của “vắn hình chông’’gồm 2 quả trứng gà, 1 cái vòng tay hoặc vòng cổ, 1 cái vợt (dụng cụ để xúc tôm cá ở ruộng, suối) và 1 ít tã lót của đứa trẻ và tất cả được bỏ vào một cái mâm. Thầy mo (người cúng hộ) lấy một cành dâu tươi bắc lên sàn (nơi người mẹ nằm sinh) để làm cái thang tượng trưng và đọc bài chúc làm lễ. 

Khi đứa trẻ đã được 5, 6 tháng tuổi và đã biểu hiện rõ nét (gien) giống người nhà thì người Thái tổ chức cúng vía mừng vui và cầu mong cho đứa trẻ khỏe mạnh, chóng lớn, không ốm đau. Lễ làm vía này gọi là “vắn chôm” hay còn gọi là vía mừng sự đầu thai trở lại của người thân.

Ngày lễ cưới được tổ chức, khi đôi vợ chồng mới dắt tay nhau vừa lên khỏi cầu thang nhà chồng thì mẹ chồng cùng các chị dâu đón vào làm vía mừng dâu, gọi là “vắn pớ’’ trước khi làm vía nhập ma nhà. Lễ vật của “vắn pớ’’gồm có váy áo mới đẹp, vòng nhẫn và bộ đồ áo tang đã may sẵn theo tục lễ, tất cả cũng được để trong 1 cái mâm.

Khi lao động hay đi rừng, đi đường… nhiều lúc chẳng may gặp tai nạn suýt chết, làm cho con người khiếp sợ (mất hồn mất vía). Để cho con người khỏi vì khiếp sợ mà sinh ra yếu bóng vía hay sợ sệt, giật mình hoặc thậm chí mất trí, người Thái tổ chức làm vía để củng cố, động viên hoặc gọi hồn về. Lễ vía này gọi là “vắn xên’’ hay “vắn òn’.

Khi có người thân đi xa lâu ngày mới về hoặc người thân phải chia tay ra đi người ta cũng làm vía để người ra đi được mạnh khoẻ, may mắn, phấn khởi. Lễ vía này gọi là “vắn chôm’’.

Cha mẹ già ở xa lâu ngày đến thăm con cháu, cũng được con cháu đáp lại bằng cách làm vía cho cha mẹ, để cảm ơn và cầu chúc cha mẹ mạnh khỏe sống lâu. Lễ vía này người Thái gọi là “vắn huổng’’.

Khi trong nhà có cha mẹ già ốm đau lâu dài, để cầu mong cho người già chóng khỏi bệnh, mạnh khỏe, ngoài việc chăm sóc làm việc thuốc thang người Thái không quên làm vía và lễ vía này gọi là “hoong vắn gioong châu’’. Nghi thức và lễ vật gồm có chiếc áo của người già bị đau ốm, một gói cơm, một gói muối và một thanh củi đang cháy (làm bó đuốc) trao cho thầy mo. Thầy mo sau khi xem ngày tốt xấu sẽ đến ngồi trước cầu thang nhà đọc bài cúng để đi tìm hỏi hồn người thân (ông bà tổ tiên) ở mường Trời hay ở mường Ma về phù hộ giúp đỡ hồn người ốm đau nếu bị ai đó gọi đi đâu hoặc thất lạc ở đâu thì mau chóng trở về. 

Ngoài một số lễ vía đã kể trên, người Thái còn làm nhiều vía khác nữa và tuy khác nhau về nghi thức cũng như lễ vật nhưng tất cả các cuộc làm vía khi kết thúc thì người được làm vía đều được cột chỉ ở cổ tay. Đó là dấu hiệu đặc trưng của làm vía. Theo phong tục, nam cột cổ tay là sợi chỉ đen, nếu là nữ là sợi chỉ trắng (Bằng sợi đay hoặc sợi vỏ cây cọ bạng).

Qua tìm hiểu tục làm vía của người Thái ở Nghệ An, thông qua các luật tục được truyền giữ từ lâu đời, quan niệm của người Thái về cuộc sống, về đạo lý làm người, về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với gia đình và với cả cộng đồng đã hết sức cụ thể và rõ ràng. Có thể nói, chính nhờ có những luật tục đó mà trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, người Thái ở Nghệ An nói riêng, người Thái trong cả nước nói chung vẫn bảo tồn, lưu giữ được những nét độc đáo, đặc sắc riêng, góp phần làm nên một văn hoá Việt Nam thống nhất nhưng đa dạng, phong phú.

Như vậy, tìm hiểu tục làm vía người Thái cũng như tìm hiểu văn hoá các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam là việc làm cần thiết để trong thời đại “toàn cầu hoá” hiện nay, chúng ta vững vàng tham gia “hội nhập” nhưng không thể “hoà tan”. Đó cũng là việc làm tất yếu, thiết thực để góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nguồn: lichvansu.wap.vn

Hà Giang hài hước với tục vỗ mông chọn vợ

Trên khắp đất nước Việt Nam, mỗi dân tộc ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những phong tuc tap quan riêng mang đậm bản sắc văn hóa. Và trên cao nguyên Hà Giang, tục “vỗ mông” chọn bạn đời của người Mông là một tập tục lâu đời mang nhiều màu sắc độc đáo.
Tục lệ vỗ mông chọn vợ ở Hà Giang
Vỗ mông chọn bạn đời là một phong tục đã có từ xa xưa của đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang, thường diễn ra vào những ngày đầu xuân năm mới. Buổi sáng ngày tết, các chàng trai cô gái người Mông trong trang phục truyền thống nô nức kéo đến các bãi đất trống, khoảng sân rộng để cùng vui chơi và gặp gỡ tìm hiểu nhau. 

Các chàng trai, cô gái, không ai hẹn ai, nô nức tìm đến những bãi đất trống, những khoảng không rộng dưới chân núi để vui chơi tâm tình. Họ cùng nhau tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của dân tộc như tung còn, đẩy gậy, kéo co, thi hát giao duyên, múa khèn…Các chàng trai Mông mạnh mẽ trong trang phục truyền thống và thể hiện bản lĩnh của mình qua các trò chơi, những thiếu nữ miền sơn cước thướt tha trong tà áo mới, e lệ trong những câu hát giao duyên, tình tứ…

Vỗ mông… chọn bạn đời

Dưới ánh nắng vàng ấm áp của ngày xuân, các chàng trai cô gái người Mông vừa chơi vừa tặng cho nhau những lời chúc may mắn, mời nhau những chén rượu ngô ấm nồng và đưa mắt tìm kiếm đối tượng cho riêng mình. Người con trai sẽ dùng ánh mắt của mình để “phát tín hiệu”. Nếu ưng thuận, cô gái sẽ đưa mắt liếc lại.

Cả hai sẽ cùng “tán nhau” qua ánh mắt suốt cả buổi chơi. Khi men rượu đã say, men tình đã ngấm, sơn nữ rời khỏi đám bạn đi ra một chỗ vắng và liếc mắt nhìn người đàn ông mà mình đã ưng như mời gọi. Chỉ chờ có thế, chàng trai nhanh chóng tiếp cận, vỗ nhẹ vào mông cô gái và trao lời ong bướm, thiếu nữ thẹn thùng vỗ lại vào mông chàng trai rồi e lệ đáp lời đường mật, xem boi tinh yeu để biết thêm chi tiết…

Trước sự chứng kiến của nhiều người xung quanh, đôi trai gái nắm nay nhau lên núi tìm chỗ tâm sự, trao gửi những lời yêu thương, hứa hẹn mặn nồng. Cách tỏ tình của các chàng trai dân tộc Mông chỉ nhẹ nhàng, mộc mạc thế thôi nhưng cũng không kém phần lãng mạn và ý nghĩa.


Những phiên chợ là nơi gặp gỡ, hẹn hò lý tưởng của các đôi tình nhân giữa điệp trùng núi đá

Nghe các bậc bô lão trong làng tâm sự, chúng tôi mới hiểu hết được ý nghĩa thực sự của trò vỗ mông chọn bạn đời vô cùng độc đáo chỉ có trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông.

Thực ra các đôi nam nữ nên duyên không phải do vô tình tìm được nhau mà thường đã có sự tìm hiểu từ trước. Tham gia trò vỗ mông trong ngày đầu xuân chỉ là cơ hội để hai người tìm gặp lại nhau, lúc này chàng trai có dịp thể hiện tình cảm, và bản lĩnh của mình với người con gái mà mình muốn gắn bó trọn đời trước sự chứng kiến của những người xung quanh.

Ngày trước, sau khi vỗ mông, chàng trai dắt vợ lên lưng ngựa, dong thẳng về nhà mình, nhốt vào trong buồng, cắt tiết gà, cúng ma, 3 ngày mới dắt về nhà gái. Thế nhưng bây giờ, vỗ mông chọn vợ đã có nhiều đổi thay. Trước khi bắt vợ, chàng trai mông nào ga lăng sẽ tặng một đôi dép, hay một cái khăn, cái gương cho người con gái mình thích để chiếm cảm tình. Lúc vỗ mông xong thì đi xe máy hoặc đi bộ về nhà trai.

Tiêu chuẩn kén vợ

Hài hước tục lệ vỗ mông chọn vợ ở Hà Giang
Khác với chuẩn đẹp của người Kinh, chuẩn người Mông chọn phụ nữ là dáng to khỏe, bắp chân săn vồng lên trong cạp bít tất, đôi mông to mấy vồng nhún nhảy lên trong váy áo mỗi bước đi. Những cô đó vừa chăm chỉ vừa biết làm nương, xe sợi vừa mắn đẻ, khéo nuôi con. Ngắm được cô gái ưng ý, chàng trai chạy lại vỗ mấy cái vào mông. Vì thế mới nói, tập tục vỗ mông để chọn bạn đời có từ rất lâu và là một nét đẹp văn hóa của người Mông.

Ý nghĩa phong tục

Vỗ mông để chọn bạn đời là một phong tục đã có từ xa xưa, chỉ có trong đời sống của đồng bào Mông Hà Giang. Thông thường việc vỗ mông để chọn bạn đời chỉ diễn ra vào những ngày đầu xuân năm mới.

Vậy là ý nghĩa thực sự của trò vỗ mông chọn bạn đời vô cùng độc đáo này là các đôi nam nữ nên duyên không phải do vô tình tìm được nhau mà thường họ đã có sự tìm hiểu từ trước, còn tham gia trò vỗ mông trong ngày Tết đầu xuân chỉ là cơ hội để hai người tìm gặp lại nhau.

Nét văn hóa độc đáo cần được bảo tồn

Theo Ông Hùng Đại Kỳ - Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang:Vỗ mông để chọn bạn đời là một phong tục đã có từ xa xưa của đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang. Thông thường, việc vỗ mông để chọn bạn đời chỉ diễn ra vào những ngày đầu xuân năm mới. Khi những ánh mắt đã tìm gặp được nhau và ưng thuận thì chàng trai sẽ chủ động vỗ vào mông cô gái như một lời tỏ tình chính thức, nếu cô gái đồng ý thì sẽ vỗ đáp lại. Theo phong tục, đôi nam nữ phải vỗ mông nhau đủ 9 lần mới hợp lệ và lời tỏ tỉnh mới chính thức được công nhận, chỉ chờ người mai mối là có thể tổ chức cưới hỏi, chính thức thành vợ thành chồng, xem tuoi vo chong có hợp nhau hay không?

Không phân biệt tuổi tác, cả những người lớn tuổi chưa xây dựng gia đình đều có thể tham gia vào tục vỗ mông chọn bạn đời, một tập tục kỳ lạ nhưng ẩn chứa cái tình nồng hậu của những con người nơi núi rừng hoang sơ. 

Dân tộc Mông ở Hà Giang có rất nhiều phong tục truyền thống nhưng đặc sắc nhất vẫn là tục vỗ mông chọn bạn đời. Đây không chỉ là một cách tỏ tình độc đáo của các chàng trai, cô gái miền sơn cước mà còn là nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cần được duy trì và phát huy.

Nguồn: lichvansu.wap.vn

Bài trí mâm ngũ quả ngày Tết như thế nào ?

Theo phong tục tập quán lâu đời cứ xem ngay mỗi độ Tết đến, gia đình nào cũng phải có mam ngu qua ngay tet dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. 

Bài trí mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày tết bên cành đào, bức tranh tết, câu đối đỏ, bánh chưng xanh… tạo nên khung cảnh thật ấm áp của mọi gia đình mỗi khi tết đến xuân về.

Ý NGHĨA PHONG TỤC BÀI TRÍ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. MAM NGU QUA NGAY TET thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.

Mam ngu qua ngay tet có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với tổ tiên. Ngoài ra tùy ở những gốc độ khác nhau, mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác nhau.

Mâm ngũ quả ngày tết là mâm gồm 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh.

5 màu sắc cũng thể hiện ý nghĩa nguồn của cải 5 phương đưa về kính lên tổ tiên. Chẳng hạn, nải chuối màu xanh tượng trưng Đông phương, bưởi màu vàng tượng trưng Trung phương, quả lê màu trắng tượng trưng Tây phương, quả hồng màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả màu sẫm bất kỳ tượng trưng Bắc phương.

Trong xem tuong so thì 5 màu sắc này tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Mặc dù gọi là mâm ngũ quả ngày tết nhưng thật ra người ta không quy định chính xác là những loại trái cây cụ thể gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

PHONG TỤC BÀI TRÍ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT Ở MIỀN BẮC

Ở miền Bắc, phong tục mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Ảnh minh họa.

Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu khác nhau như: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Bài trí mâm ngũ quả miền Bắc
Do trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Dù bày biện nhiều loại trái cây hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

PHONG TỤC BÀI TRÍ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT Ở MIỀN TRUNG

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mam ngu qua ngay tet, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Bài trí mâm ngũ quả miền Trung
Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!

PHONG TỤC BÀI TRÍ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT Ở MIỀN NAM

Nếu như theo phong tục ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả, kể cả quả ớt mang vị cay xè đều có thể bày lên bàn thờ, miễn sao mam ngu qua ngay tet trông đẹp mắt; thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả ngày tết của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…

Bài trí mâm ngũ quả miền Nam
Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “cầu vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ sung”.

Do ngày càng đa dạng của loại trái cây cũng như điều kiện kinh tế phát triển nên người ta không còn quá cứng nhắc phải đúng 5 quả trên mâm có thể bát, cửu, thập quả đều được nhưng phải được bố trí đẹp mắt.

Việc bày biện mâm ngũ quả ngày tết trên bàn thờ của gia đình trong ngày Tết cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Chính vì vậy dù sinh sống ở phương trời nào, người dân Việt vẫn không quên tục lệ này trong dịp Tết Nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

Nguồn: lichvansu.wap.vn

Lễ cúng tất niên gồm những gì ?

Với bất kỳ con người Việt Nam nào, mỗi độ Tết đến, cảm giác nôn nao, hồi hộp, thiêng liêng, phấn chấn khi được dự bữa cơm Tất niên và cùng chờ đợi năm mới giữa những người thân yêu chắc chắn là một cảm xúc rất khó quên. Chính điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những con người xa quê, xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi xuân về.
Mâm cỗ cúng tất niên, mâm cơm cuối cùng của một năm cũ được coi là quan trọng nhất trong mỗi gia đình Việt. Đây được coi là khoảng thời gian thiêng liêng mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Theo lich am, ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi Tất niên. Buổi tối trong ngày này, người ta làm cỗ cúng Tất niên.



Thông thường lễ tất niên hay được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc cũng tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch, xem ngay tot xau để tiến hành mọi việc hanh thông. 

Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào...; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua...; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò...

Trên mâm cỗ Tết, theo phong tục thường có các món ăn đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng xanh, con gà luộc, bát canh măng chân giò, bát miến nấu lòng gà thả nấm, một món chim tần hoặc đĩa giò lụa, giò xào, chả cốm, đĩa xào, nem rán và dưa hành ăn kèm, ở những vùng biển thường có nồi cá thu kho nước dừa.

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Theo quy luật phong thuy ngũ hành, Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu "miễn thành tâm là được" để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Nguồn: lichvansu.wap.vn

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Những phong tục ngày Tết

Trong phong tục của dân tộc ta có rất nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Thu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).
Phong tục tập quán đầu năm
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.

Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".

Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.

Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn...

Nguồn: lichvansu.wap.vn

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Văn khấn lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Chùa là nơi thờ tự Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, Thần linh. Đặc biệt trong tín ngưỡng của người Việt thì quan the am bo tat chính là Mẹ hiền cứu giúp cho những ai đang gặp khổ đau đang cần đến Ngài.

Văn khấn lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Văn khấn Lễ Quán Thế Âm Bồ Tát


Ý NGHĨA LỄ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng cùng Thần linh. 

Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng linh thiêng phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, hóa giải van han 2015, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

LỄ VẬT CÚNG LỄ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT


Theo phong tục cổ truyền khi đến Chùa nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm.

- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát.

HẠ LỄ SAU KHI LỄ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT


Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Văn khấn lễ Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần)

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ (chúng) con là: .....................

Ngụ tại: .................................

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.