Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 29/5/2015

Cùng xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 29/5/2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 29/5/2015
Ngày 29/05/2015 là ngày Hắc đạo (Câu Trận), các giờ tốt trong ngày này là: Sửu (01h-03h) - Thìn (07h-09h) - Ngọ (11h-13h) - Mùi (13h-15h) - Tuất (19h-21h) - Hợi (21h-23h).

Trong ngày hôm nay, xem bói thấy các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Tân Hợi, Quý Hợi, Tân Tỵ

Xuất hành hướng Tây bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi.

Xuất hành hướng Đông nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.

Luận theo 12 trực

Việc nên làm:

Xuất hành đặng lợi , sanh con rất tốt.

Việc kiêng kỵ:

Động đất ban nền , đắp nền , lót giường , vẽ họa chụp ảnh , lên quan nhậm chức , nạp lễ cầu thân , vào làm hành chánh , dâng nạp đơn sớ , mở kho vựa , đóng thọ dưỡng sanh.


Luận theo nhị thập bát tú

Việc nên làm:

Khởi công mọi việc đều tốt . Tốt nhất là dựng cột , cất lầu , làm dàn gác , cưới gã , trổ cửa dựng cửa , tháo nước hay các vụ thủy lợi , cắt áo.

Việc kiêng kỵ:

Đóng giường , lót giường , đi đường thủy.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 28/5/2015

Cùng xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 28/5/2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 28/5/2015
Ngày 28/05/2015 là ngày Hoàng đạo (Tư Mệnh), các giờ tốt trong ngày này là: Dần (03h-05h) - Thìn (07h-09h) - Tỵ (09h-11h) - Thân (15h-17h) - Dậu (17h-19h) - Hợi (21h-23h).

Hôm nay coi bói thấy các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Canh Tuất, Nhâm Tuất, Canh Thìn.

Xuất hành hướng Đông bắc gặp Hỷ thần: Niềm vui, may mắn, thuận lợi.

Xuất hành hướng Đông nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.

Luận theo 12 trực

Việc nên làm:

Xem phong thủy nhà ở trong việc xây đắp tường , đặt táng , gắn cửa , kê gác , gác đòn đông , làm cầu tiêu. khởi công lò nhuộm lò gốm , uống thuốc , trị bệnh ( nhưng chớ trị bệnh mắt ) , bó cây để chiết nhánh.

Việc kiêng kỵ:

Lên quan lãnh chức , thừa kế chức tước hay sự nghiệp , nhập học , chữa bệnh mắt , các việc trong vụ nuôi tằm.

Luận theo nhị thập bát tú

Việc nên làm:

Tạo dựng nhà phòng , nhập học , ra đi cầu công danh , cắt áo.

Việc kiêng kỵ:

Chôn cất , khai trương , trổ cửa dựng cửa , khai thông đường nước , đào ao móc giếng , thưa kiện , đóng giường lót giường.

Xem thêm về những nỗi niềm tam su tham kin

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 27/5/2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 27/5/2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 27/5/2015
Ngày 27/05/2015 xem ngay thấy là ngày Hắc đạo (Nguyên Vũ), các giờ tốt trong ngày này là: Tý (23h-01h) - Dần (03h-05h) - Mão (05h-07h) - Ngọ (11h-13h) - Mùi (13h-15h) - Dậu (17h-19h) -

Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Đinh Dậu, Tân Dậu, Đinh Mão

Xuất hành hướng Đông nam gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Tây bắc gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.

Luận theo 12 trực

Việc nên làm:

Xuất hành , đi thuyền , khởi tạo , động thổ , ban nền đắp nền , dựng xây kho vựa , xem phong thủy nhà để làm hay sửa phòng Bếp , thờ cúng Táo Thần , đóng giường lót giường , may áo , đặt yên chỗ máy dệt hay các loại máy , cấy lúa gặt lúa , đào ao giếng , tháo nước , các việc trong vụ nuôi tằm , mở thông hào rảnh , cấu thầy chữa bệnh , hốt thuốc , uống thuốc , mua trâu , làm rượu , nhập học , học kỹ nghệ , vẽ tranh , khởi công làm lò nhuộm lò gốm , làm chuồng gà ngỗng vịt , bó cây để chiết nhánh.

Việc kiêng kỵ:

Chôn cất

Luận theo nhị thập bát tú

Việc nên làm:

Khởi công tạo tác việc chi cũng tốt. Tốt nhất là xây cất nhà , cưới gã , chôn cất , trổ cửa , dựng cửa , tháo nước , các vụ thuỷ lợi , chặt cỏ phá đất , cắt áo thêu áo , khai trương , xuất hành , làm việc thiện ắt Thiện quả tới mau hơn.

Việc kiêng kỵ:

Sao Bích toàn kiết , không có việc chi phải kiêng cữ.

Xem thêm về tử vi 2015

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 26/5/2015

Cùng xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 26/5/2015

Xem ngày tốt xấu hôm nay ngày 26/5/2015
Ngày 26/05/2015 là ngày Hắc đạo (Thiên Lao), các giờ tốt trong ngày này là: Tý (23h-01h) - Sửu (01h-03h) - Thìn (07h-09h) - Tỵ (09h-11h) - Mùi (13h-15h) - Tuất (19h-21h).

Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự  theo thuật tử vi đó là: Bính Thân, Canh Thân, Bính Dần

Xuất hành hướng Nam gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi.

Xuất hành hướng Tây gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.

Luận theo 12 trực

Việc nên làm:

Đem ngũ cốc vào kho , cấy lúa gặt lúa , mua trâu , nuôi tằm , đi săn thú cá , bó cây để chiết nhánh.

Việc kiêng kỵ:

Lót giường đóng giường , động đất , ban nền đắp nền , nữ nhân khởi ngày uống thuốc , lên quan lãnh chức , thừa kế chức tước hay sự nghiệp, vào làm hành chánh , nạp đơn dâng sớ , mưu sự khuất lấp.

Luận theo nhị thập bát tú

Việc nên làm:

Khởi công trăm việc đều tốt. Tốt nhất là xây cất nhà cửa , cưới gã , chôn cất , trổ cửa , tháo nước , các việc thủy lợi , đi thuyền , chặt cỏ phá đất.

Việc kiêng kỵ:

Sao thất Đại Kiết không có việc chi phải cữ.

Cùng xem bói để biết thời vận của bạn !.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Văn khấn Lễ Cát Kỵ (Giỗ Thường) - Cúng Gia Tiên

Văn khấn Lễ Cát Kỵ (Giỗ Thường) - Cúng Gia Tiên

1. Ý nghĩa Lễ Cát Kỵ 

Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.

Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tn rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên khonong cần thiết phải cúng giỗ nữa.

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con chúa nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.
Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

2. Sắm lễ Lễ Cát Kỵ 

Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Theo tục xưa, trước ngày trọng giỗ như: giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường là ngày giỗ trước. Trong ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ. 

Sau đó, gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.

Trong ngày Tiên Thường, gia chủ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo văn khấn:

3. Dâng lễ

Suốt từ lúc cáo giỗ ngày Tiên Thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.

Dùng thủ lợn hoặc thủ bò để thờ Thổ Công trong ngày giỗ.

Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.

Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.
Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ.

Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơcao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống hai tay đang chắp (thể thủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.

Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết ba tuần hương thì gia chủ lế tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ.

Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giõ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.

3. Văn khấn Lễ Cát Kỵ 

3.1 Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………
Chính ngày giỗ của………………………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mới………………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………..
Mộ phần táng tại…………………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngàu Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

3.2 Văn khấn Gia tiên vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là……………………………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………
Là chính ngày Cát Kỵ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ………………….(dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời………………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………..
Mộ phần táng tại…………………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-boi.html

Văn khấn Lễ Cải Cát (Sang tiểu, sửa mộ, dời mộ)

Văn khấn Lễ Cải Cát (Sang tiểu, sửa mộ, dời mộ)

1. Ý nghĩa Lễ Cải Cát

Lễ Cải Cát là lễ sang Tiểu, sửa mộ, dời mộ

2. Văn khấn Lễ Cải Cát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày.... tháng .... năm ......., tại tỉnh......huyện......xã......thôn........

Hiển khảo (hoặc tỷ).............................................mộ tiền

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để;

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Xin lưu ý: Theo phong tục trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.

Văn khấn Long Mạch, Sơn Thần và Thổ Thần

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày......tháng.....năm......

Tín chủ (chúng) con là:..........................

Ngụ tại......................................................

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của............... mộ phần tại.........

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/phong-thuy-xem-huong-lam-nha.html

Văn khấn Lễ Đại Tường (Giỗ Hết)

Văn khấn Lễ Đại Tường (Giỗ Hết)

1. Ý nghĩa Lễ Đại Tường

Ngày giỗ Hết hay còn gọi là ngày “Đại Tường”, tức là ngày Giỗ vào 2 năm 3 tháng sau ngày mất.

Giỗ Hết vẫn là Giỗ trong vòng tang. Ngày Giỗ Hết thương làm linh đình hơn, và sau Giỗ này, ngườ nhà bỏ tang phục, hay còn gọi là hết tang. Sau ngày giỗ Hết, người ta sẽ chọn ngày tháng tốt để làm lễ Cải cát, sang mộ cho người quá cố. Và từ năm thứ ba trở đi thì giỗ của người qua cố trở thành giỗ Thường hay “Cát Kỵ”

Bởi vậy, có người bảo “ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời”. Quan trong nhất vì nó đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của người còn sống cũng như đối với vong linh của người đã khuất. Với người đang sống, người ta trở lại đời sống thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám. Theo quan niệm xưa thì chỉ sau Giỗ Hết của chồng, người vợ mới có thể đi bước nữa.

2. Sắm lễ Lễ Đại Tường

Giỗ Hết thường được tổ chức long trọng với: vàng mã, hương, hoa, phẩm oản, trái cây theo mùa, cùng mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn từ thịt lợn, tôm, cua, xôi, gà, …

3. Văn khấn Lễ Đại Tường

3.1. Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Hết

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………

Tín chủ (chúng) con là:…………… Ngụ tại:……………

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của………………

Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.

Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo Phủ Thần Quân, Ngữ Phương, Long Mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ………… và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

3.2. Văn khấn chính ngày Giỗ Hết

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ ………

Tín chủ (chúng) con là:………

Ngụ tại:…………………………

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm……

Chính ngày Giỗ Hết của………………………

Thiết nghĩ……………… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời………………………

Mất ngày……. tháng………năm…………

Mộ phần táng tại:……………………….

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-ngay-tot-xau.html

Văn khấn Lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ

Rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ

2. Cách tiến hành nghi lễ Lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ

Chép sẵn linh vị mới phủ giấy (hoặc vải) đỏ, khi Đàm Tế ở bàn thờ tang xong, thì đốt linh vị cũ cùng với bảng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu có) đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới. 

Trường hợp nhà không có bàn thờ chính thờ gia tiên bậc cao hơn thì không phải làm lễ này mà yết cáo gia thần và yết cáo Tổ ở nhà thờ tổ.

3. Văn khấn Lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày… tháng…. năm... tại tỉnh… huyện… xã… thôn…

Tín chủ là…………(nếu lễ gia thần) hoặc Hậu duệ tôn là…………(nếu lễ gia tiên, tự xưng hô với vị được liệt thờ cao nhất).

Quỳ trước linh vị của………… (đọc linh vị của vị thờ cao nhất), liệt chư Tiên linh.

Kính nghĩ:
Gót tiêu dao, mịt mù mù mịt, đâu hạc nội, đâu mây ngàn?

Cõi trần thế, thay đổi đổi thay, nay sương dâu, mai bãi bể.

Lá rụng về cội, phách tuy giáng, hồn lại được siêu thăng.

Nước chảy về nguồn, thác là quy, sinh chẳng qua tạm ký.

Nhân sinh do tổ, gốc phải vững, phúc quả mới mong bền;

Hiểu tử sự thân, tế như tại, nhân tâm nào dám phế.

Bày nhân: Hiển khảo (hoặc tỷ)…………(đọc linh vị bố hoặc mẹ)

Thọ chung ngày…………..tính đến nay đã:

Quý húy Đại Tường;

Đến tuần Đàm Tế.

Quá hai năm trừ phục, cáo Tiên linh;

Đủ ba tháng dư ai, theo cổ lệ.

Cầu gia thần chứng giám, cho từ đường phảng phất linh hồn;

Nguyện Tiên Tổ phù trì, để bạch triệu quy hồi phách thể.

Đến ngày giỗ chạp, con cháu nhớ tháng ngày,

làm lễ dâng hương;

Nối gót Tổ Tiên, ông cha tiếp thế thứ, theo hàng phối tế.

Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên cây cội, nước nguồn;

Suối vàng, như thấu cho chăng, họa may tỏ trời kinh, đất nghĩa.

Xin kính mời: Hiển…………………
Hiển…………………………………
Hiển…………………………………

Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/phong-thuy.html

Văn khấn Lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục)

Văn khấn Lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục)

1. Ý nghĩa Lễ Đàm Tế

Sau 2 năm và 3 tháng dư ai, chọn một ngày tốt làm lễ: Đắp sửa mộ dài thành mộ tròn, cất khăn tang, huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính, bỏ bàn thờ tang.

2. Văn khấn Lễ Đàm Tế

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…….tháng………năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Đàm Tế theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển………………chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Nhớ bóng phụ thân (hoặc mẫu thân);

Cách miền trần thế

Tủi mắt nhà Thung (nếu là cha hoặc nhà Huyền nếu là mẹ)

mây khóa, thăm thẳm sầu phiền.

Đau lòng núi Hỗ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ)

sao mờ, đầm đìa ai lệ

Kể năm đã quá Đại Tường;

Tính tháng nay làm Đàm Tế.

Tuy lẽ hung biến cát; tang phục kết trừ;

Song nhân tử sự thân, hiếu tâm lưu để.

Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên, cây cội nước nguồn,

Suối vàng, như có thấu chăng, họa may tỏ,

trời kinh đất nghĩa.

Xin kính mời: Hiển………………
Hiển………………………………
Hiển………………………………

Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-boi.html

Văn khấn Lễ Triệu lịch Điện Văn (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Triệu lịch Điện Văn (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Triệu lịch Điện Văn

Lễ Triệu tịch Điện văn là lễ cúng cơm trong 100 ngày

2. Văn khấn Lễ Triệu lịch Điện Văn

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày……tháng……….năm………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ cúng cơm trong trăm ngày theo nghi lễ cổ truyền.

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển……………chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Thương nhớ phụ thân, bỏ về cõi thọ

(hoặc Thương nhớ mẫu thân, bỏ về cõi thọ)

Gót thừa vân, nghĩ đã xa khơi;

Lòng ái nhật, nghĩ càng tủi hổ.

Lưng cơm bát nước, miếng trân cam, tỏ dạ kính thành;

Sớm rượu trưa trà, đạo thần hôn, giữ lòng ái mộ.

Ngậm ngùi, hồn phách biết về đâu;

Tưởng tượng bóng hình còn mãi đó.

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-ngay-tot-xau.html

Văn khấn Lễ Chung Thất và Tốt Khốc (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Chung Thất và Tốt Khốc (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Chung Thất và Tốt Khốc

Lễ Chung Thất là lễ 49 ngày. Lễ Tốt Khốc là lễ 100 ngày

2. Văn khấn Lễ Chung Thất và Tốt Khốc

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm…..âm lịch tức ngày…..tháng….năm dương lịch.

Tại (địa chỉ):…………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển…………………
Hiển……………………………
Hiển……………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-boi.html

Văn khấn Lễ Tế Ngu (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Tế Ngu (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Tế Ngu

Lễ ba ngày sau khi mất hoặc ba ngày sau khi chôn cất xong

2. Văn khấn Lễ Tế Ngu

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày…….tháng……..năm……….

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Tế Ngu theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển……………..chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Trên tòa Nam cực, lác đác sao thưa; (nếu khóc cha hoặc đổi là Bắc vụ nếu khóc mẹ).

Trước chốn Giao trì, tờ mờ mây khóa.

Cơ tạo hóa làm chi ngang ngửa thế, bóng khích câu,

khen khéo trêu người.

Chữ cương thường nghĩ lại ngậm ngùi thay,

tình hiếu đễ chưa yên thỏa dạ.

Ơn nuôi nấng áo dày cơm nặng, biển trời khôn xiết

biết công lao;

Nghĩ sớm hôm ấp lạnh quạt nồng, tơ tóc những

hiềm chưa báo quả;

Ngờ đâu! Nhà Thung (nếu là cha hoặc Nhà Huyên nếu là mẹ) khuất núi, trời mây cách trở muôn trùng;

Chồi Tử mờ sương, âm dương xa vời đôi ngả.

Trông xe hạc lờ mờ ẩn bóng, cám cảnh cuộc phù sinh chưa mấy, gót tiên du đã lánh cõi trần ai.

Rồi khúc tằm. áy náy trong lòng, thương thay hồn bất tử về đâu, cửa Phật độ biết nhờ ai hiện hóa.

Suối vàng thăm thẳm, sáng phụ thân (hoặc mẫu thân) một mình lìa khơi,

Giọt ngọc đầm đìa, đàn con cháu, hai hàng lã chã.

Lễ Sơ Ngu (hoặc Tái Ngu, Tam Ngu) theo tục cổ, trình bày:

Nhà đơn bạc, biết lấy gì để dóng dả.

Đành đã biết: đất nghĩa trời kinh, nào chỉ ba tuần nghi tiết,

đủ lễ báo đền

Cũng gọi là: lưng cơm chén nước, họa may chín suối anh linh,

được về yên thỏa

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Kính cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-ngay-tot-xau.html

Văn khấn Lễ Chầu Tổ (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Chầu Tổ (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Chầu Tổ

Sau khi làm lễ Hồi Linh ở bàn thờ tang xong thì làm lễ cáo yết với Tổ Tiên ở bàn thờ chính, nếu là gia đình nhà con thứ thì yết cáo tại nhà thờ của chi họ, nơi thờ ông bà nội, hoặc cụ nội.

2. Văn khấn Lễ Chầu Tổ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ họ………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Hậu duệ tôn là………………………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ thân nếu là cha) và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại. Kính cáo Tổ Tiên:

Vì có: Hiển Khảo (hoặc Hiển Tỷ)…………thọ chung ngày …….. nay đã an táng xong, làm lễ hồi linh.

Kính theo lễ nghi phong tục, xin kính dâng lễ vật gồm hương hoa chuối oản, trầu cau, đèn nến, xôi gà thịt rượu, gọi là lễ bạc tâm thành. (Nếu sắp lễ có những thứ khác thì khi khấn tùy theo đồ lễ mà kể ra).

Kính cẩn quỳ trước linh vị của: Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, liệt vị Tiên linh. Trình thưa rằng:

Vật vốn nhờ trời
Người sinh nhờ Tổ.
Xót nay phụ thân (hoặc mẫu thân)
Theo Tiên theo Tổ
Sơ ngu vừa đặt tế điện
Nghĩ trước nghĩ sau
Vật mọn kính bày lễ số.
Ngửa trông chứng giám lòng thành;
Cúi nguyện phù trì bảo hộ.

Chúng con lễ bạc tâm thành tâm kính bái cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/tu-vi.html

Văn khấn Lễ Hồi Linh (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Hồi Linh (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Hồi Linh

Văn khấn lễ Hồi Linh (Lễ rước ảnh hoặc linh vị từ mộ về)

2. Văn khấn Lễ Hồi Linh

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ kHảo, Cao Tằng Tổ tỷ họ………

Hôm nay là ngày……tháng…….năm……

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là. ............

Vâng theo lệnh của mẫu thân (hoặc phụ thân) và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Hồi linh theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển………. chân linh

Xinh kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Xót nghĩ phụ thân (hoặc mẫu thân)

Thân thi táng tất, hồn phách đã yên.

Xa nơi trần giới, về chốn cửu nguyên.

Nay hồi linh, phụng nghênh thần chủ, rước về linh điện

Để con cháu sớm hôm phụng sự

Tới hạn kỳ làm lễ cáo thiên.

Cha (hoặc mẹ) hỡi có thiêng!

Từ nay phách định hồn yên!

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/boi-tinh-yeu.html

Văn khấn Lễ Thành Phần (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Thành Phần (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Thành Phần

Văn khấn lễ Thành Phần (Lễ khi đắp xong mộ)

2. Văn khấn Lễ Thành Phần

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ họ………

Hôm nay là ngày….. tháng..…năm……..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là. ........................ 

Vâng theo lệnh của mẫu thân (hoặc phụ thân) và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Thành Phục theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành

Trước linh vị của: Hiển....................... chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi!

Mây núi Hỗ mịt mờ, mờ mịt (núi Hỗ nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ)

Chữ vô thường ngán nhẽ cuộc phù sinh;

Cơn bể dâu thay đổi, đổi thay

Cơ huyền diệu, ghê thay vòng tạo hóa

Ôi! Thương ôi!

Người thế ấy, mà sao phận thế ấy, bỗng đâu số trời xui khiến, cõi âm dương, đôi ngả đã xa vời;

Vận đến đây, hay là mệnh đến đây, thắm đã nấm đất vun vùi, đường từ hiếu, trăm năm không gặp gỡ

Mắt trông thấy, đào sâu lấp kín, tủi nỗi lòng, chín khúc ngổn ngang;

Tai vẳng nghe, trống giục, chiêng hồi, đầy nước mắt hai hàng lã chã

Nay đã phân kim lập hướng, cầy được thỏa yên;

Gọi rằng bát nước nén hương, kính trần bái tạ

Hỡi ơi! Xin hưởng!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

(Nghỉ một lát đọc tiếp hai câu sau)

Xuất chủ kính dâng ba chén rượu, xem như còn sống ở cao đường;

Thành Phần xin đốt một tuần hương, kính rước hồi linh về bảo tọa.

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/tu-vi.html

Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ Địa (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ Địa (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ cáo Long Thần Thổ Địa

Văn khấn lễ cáo Long Thần Thổ Địa (Lễ cúng Long Thần Thổ Địa trước khi đào huyệt)

2. Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ Địa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Bản cảnh Hậu Thổ Thần chư vị.

Tang chủ là: ......................

Ngụ tại:……………..........

Hôm nay là ngày … tháng….năm…

Gia đình có táng cố phụ (hay cố mẫu) là họ………… húy hiệu…….. tiền tước là….. thọ chung ngày ….ở khu đất này, kính dâng lễ vật…………

Thiết nghĩ:

Đất có dữ lành
Đều do họa phúc
Kết phát dựa vào âm đức,
Cũng nhờ Thần lực hiển linh
Ấy thực thường tình
Xiết bao cảm cách.
Những mong mồ yên mả đẹp.
Vậy dâng lễ bạc tâm thành.
Nhờ ơn Đại đức
Thấu nỗi u tình
Khiến cho vong linh.
Được yên nơi chín suối.
Phù hộ dương trần con cháu nội, ngoại bình yên.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-ngay-tot-xau.html

Văn khấn Lễ Chúc Thực (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Chúc Thực (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Chúc Thực

Văn khấn lễ Chúc Thực (Lễ dâng cơm khi còn để linh cữu ở nhà)

2. Văn khấn Lễ Chúc Thực

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………

Hôm nay là ngày…… Tháng…… Năm………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là……… 

Vâng theo lệnh của mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,

Trước linh vị của: Hiển… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,

Họa mấy người sống tám, chín mươi,

Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.

Song vận số biết làm sao tránh được

Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh

Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:

Đường ăn, nỗi ở, việc cửa việc nhà.

Lại lo bề nghi thất, nghi gia

Cho sum họp trúc, mai mấy đóa

Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn

Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.

May nối được gia đường cơ chỉ,

Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề

Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,

Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;

Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,

Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.

Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.

Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.

Ai ngờ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc

Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.

Từ nay quạnh bóng ra vào, cõi Nam, cành Bắc.

Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:

Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.

Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói

Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.

Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh

Ai hay số mệnh!

Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.

Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.

Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm

Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:

Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.

Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.

Cầu anh linh phù hộ cháu con. 

Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-boi.html

Văn khấn Lễ Thành Phục (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Thành Phục (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Thành Phục

Văn khấn Lễ Thành Phục (lễ sau khi gia đình nhân thân mặc đồ tang, tề tựu quanh linh cữu)

2. Văn khấn Lễ Thành Phục

Nam mô A Đi Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ.

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ........

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là. ........................ 

Vâng theo lệnh của mẫu thân/ phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Thành Phục theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển............... chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Núi Hỗ (nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ) mây che

Chồi Thung (nếu khóc cha hoặc Huyên nếu khóc mẹ) gió bẻ.

Cõi trăm năm, trời khéo hẹp hòi thay;

Cơ một phút, đời sao mau mắn nhẽ !

Sân Lai tử, những mong ngày tháng rộng,

Bõ công ơn áo nặng cơm dày

Đồ Thôi y, đâu đã lạ lùng thay, càng cám cảnh

đầu tang tóc chế.

Ôi! Thương ôi!

Trời đất làm chi cực thế! Chạnh nhớ cha (hoặc mẹ) điều ăn nết ở, tấm lòng sầu chín khúc, rồi năm canh.

Ai xui nên nỗi này! Nỡ để con, rày nhớ mai mong, nước mắt chảy hai hàng, đầy một mẻ.

Nay vừa chế phục sẵn rồi; bày đặt tang nghi theo lệ

Gậy khăn tuân cứ lối thường;

Thành phục kính dâng tiền tế

Thương ôi!

Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-ngay-tot-xau.html

Văn khấn Lễ Thiết Linh (Văn khấn trong tang lễ)

Văn khấn Lễ Thiết Linh (Văn khấn trong tang lễ)

1. Ý nghĩa Lễ Thiết Linh

Văn khấn lễ Thiết Linh (Lễ sau khi lập xong bàn thờ tang, đặt linh vị)

2. Văn khấn Lễ Thiết Linh

Nam mô A Đi Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Kháo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………….

Hôm nay là ngày....... tháng....... năm ........ Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là......... 

Vâng theo lệnh mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Thiết Linh thích nghi lễ cổ truyền

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển................ chân linh.

Xin kính cấn trình thưa rằng:

Than ôi! Gió thổi nhà Thung (nếu khóc cha) hoặc Huyên (nếu khóc mẹ)

Mây che núi Hỗ (nếu khóc cha) hoặc núi Dĩ (nếu khóc mẹ)

Dung mạo một mai vắng vẻ, bão xô cây, 

nghĩ lại ngậm ngùi thay

Âm dương đôi ngả xa vời, mây phủ núi,

trông càng đau đớn nhẽ!

Sương bay chớp nhoáng, bạch vân nghi ngút,

cõi phù sinh;

Nến đỏ hương thơm, án tọa hắt hiu đồ sự tử.

Vài tuần nghi tiết, mong anh hồn thấu khúc tình văn;

Tấc dạ bi hoài, trông linh vị, tuôn dòng ai lệ!

Ôi! Thương ôi!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-boi.html

Văn khấn lễ tạ mộ phần dịp cuối năm

Văn khấn lễ tạ mộ phần dịp cuối năm

1. Ý nghĩa văn khấn lễ tạ mộ phần dịp cuối năm

Đối với người Việt Nam, việc lễ tạ mộ phần vào dịp cuối năm là điều rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần hiếu thảo của người Việt.

Nhiều gia đình thường kết hợp lễ tại mộ cuối năm cùng lễ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, phù hộ độ trì cho con cháu một năm mới an lành, mạnh khỏe.

2. Sắm lễ lễ tạ mộ phần dịp cuối năm

Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. Song thông thường có những vật cúng cơ bản:

Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:
-Hương thơm
-Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 10 bông
-Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp
-Trái cây 1 mâm to
-Xôi trắng 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con 
(Thường chọn giò hoặc là trống thiến)
-Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 5 cái
-10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè ( 1 lạng/gói)
-2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ

Phần mã thì có:
-1 cây vàng hoa đỏ
-5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.
-Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)
-Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau : 
1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền
1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
1 đĩa có 1 đinh xu tiền

Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá….mỗi thứ ít nhiều.

Chú ý : nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm, thêm bàn để bày lễ lên sao cho phù hợp.

Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Trong đó lưu ý phần mã (chữ bôi đen) là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa. Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ)

Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng.

3. Văn khấn lễ tạ mộ phần dịp cuối năm

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT! (3 lần)
Con kính lạy: 
- Quan đương xứ thổ địa chính thần
- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần, 
- Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
- Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.

Con kính lạy vong linh ..........

Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết ….. 
Chúng con là:...............

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần. 

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. 

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức. 

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe. 

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong) 

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nguồn: 
http://lichvansu.wap.vn/xem-ngay-tot-xau.html