Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Văn khấn cúng sao giải hạn La Hầu

Tổng quan về lễ cung sao giai han La Hầu

Cúng sao giải hạn La Hầu

Sao La Hầu:

- Sao chủ về buồn rầu, chuyện thị phi, kiện tụng, tai ương.
- Sao La hầu cũng có thể là một Hung tinh, thường đem đến cho người nổi buồn rầu, điều tai nạn, hoặc tang sự, kiện thưa hay mang tiếng thị phi.
- Người nào mệnh Kim và Mộc thì chịu ảnh hưởng nặng hơn mệnh khác vì sao này thuộc Mộc.
- Đàn ông gặp sao này chiếu mệnh mà người vợ có thai thì trong năm đó lại được hên may, làm ăn được phát đạt mà người vợ sinh sản cũng được bình an.
- Vì sao này là hung tinh, nam thì ngừa quan sự, sinh rầy rà, nhiều đoạn ưu sầu, hay có việc rầu buồn, đau máu, sinh dưỡng có bịnh, kỵ tháng Giêng, tháng Bảy
- Kỵ đàn ông nhiều, kỵ đàn bà ít.

Cách cúng sao giải hạn La Hầu

Cúng sao giải hạn vào ngày mùng 8 hàng tháng, thắp 9 ngọn nến xếp theo hình bên dưới, Dùng sớ viết tên … Giấy màu vàng, viết dòng chữ “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân Vị Tiền”, lạy về hướng chính Bắc, vào lúc 21h đến 23h.
Sắm lễ cúng sao giải hạn La Hầu

Lễ cúng sao giải hạn La Hầu gồm có

- Hương hoa

- Tiền vàng

- Phẩm oản

- Mũ vàng

- 36 đồng tiền

- Hướng về chính Bắc làm lễ cúng sao giải hạn.

Văn khấn cúng sao giải hạn Sao La Hầu

Nam Mô A Di Đà Phật ! 

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh Chúa Bắc cực Tử Vi Tràng Sinh Đại Đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh Quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh Quân.

- Con kính lạy Đức Thiên cung Thần thủ La Hầu Đức Tinh Quân. 

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân Quân. 

Tín chủ con (chúng con) là: ....................... Hôm nay là ngày ....... tháng ....... năm ................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm

hương thiết lập linh án tại (địa chỉ) ……………. để làm lễ cúng sao giải hạn La Hầu chiếu mệnh. Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn, ban

phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia đạo bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. 

Nam Mô A Di Đà Phật ! 

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nguồn: lichvansu.wap.vn

Văn khấn đêm giao thừa

Lễ cúng giao thừa là thời khắc mà Trời Ðất giao hòa, Âm Dương hoà quyện để vạn vật bùng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Và chiều 30 tết còn gọi là ngày trừ tịch. Lễ Trừ Tịch được cử hành đúng vào lúc giao thừa (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày Mồng Một Tết, xem ngay tot xau để biết thêm chi tiết).

Ý nghĩa và cách cúng khấn đêm giao thừa

Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao Thừa.

Văn khấn cúng Giao Thừa - Lễ trừ tịch ngày 30 tết

Ý nghĩa của lễ trừ tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới.

Thông thường, các gia đình thường cúng lễ trừ tịch cả ở ngoài trời và trong nhà. Việc cúng này cũng có nơi cử hành ở đình, miếu.

Sau khi quét dọn nhà cửa cổng ngõ, sửa sang bàn thờ, bỏ hết chân nhang cũ, thay cát mới vào lư hương, cát mới phải sạch sẻ rửa nước phơi khô cho thật trắng, chỉ còn lại 1 hoặc 3 chân nhang cũ đẹp nhất, đốt thêm, cắm chân nhang đứng thẳng rồi đặt lên ban thờ. Sau đó, đại điện trong nhà có người ra nghĩa địa thắp hương tổ tiên và họ hàng thân thích, khẩn mới tổ tiên về chứng giám ngày Tết của con cháu (không thắp hương mã mới). Dựng cây nêu phía trước nhà (lệ cũ), dán câu đối, treo tranh ảnh, trả nợ nần, sữa cổng ngõ, có điều kiện thì mua hoa mai, hoa cúc, hoa đào... Sau đó làm cỗ cũng Gia thần, Gia tiên, lập ban đặt lễ tiễn quan đương niên Cũ và sắm lễ chuẩn bị đón quan đương niên mới.

Theo phong tuc tap quan của người Việt Nam tư cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Trước giờ Tý phải làm lễ tiễn quan đương niên cũ sau đó đón quan đương niên mới. Đến đầu giờ Tý mọi chuyện phải xong để chuẩn bị đón giao thừa.

Mỗi năm có một vị quan đương niên nên việc làm sớ tấu cũng như lễ vật cần phải cẩn thận chú ý. Vì có 12 Vị Hành Khiển và 12 Phán Quan (Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành Khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Vương hiệu của 12 vị Hành Khiển và các Phán Quan như sau:

- Nám Tý: Chu Vương hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
- Năm Sửu: Triệu Vương hành khiển, Tam thất lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.
- Năm Dần: Ngụy Vương hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.
- Năm Mão: Trịnh Vương hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.
- Năm Thìn: Sở Vương hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.
- Năm Tỵ: Ngô Vương hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.
- Năm Ngọ: Tuần Vương hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Vương tào phán quan.
- Năm Mùi: Tổng Vương hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.
- Năm Thân: Tề Vương hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.
- Năm Dậu: Lỗ Vương hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.
- Năm Tuất: Việt Vương hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.
- Theo tu vi 2015, Năm Hợi:Lưu Vương hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phản quan.

Lễ cúng giao thừa trong nhà

* Sắm lễ:
Lễ vật trong lễ cũng giao thừa gồm:
+ Hương hoa, vàng mã, đèn nến
+ Trầu cau, rượu, bánh kẹo
+ Mâm cỗ mặn ngày Tết đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết (Tuỳ theo sự chuẩn bị của mỗi gia chủ)
Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ thì đốt nến (đèn), thắp nén huơng thơm và thành kính cần khẩn.

Văn khấn giao thừa

Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương chhư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kinh lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư Vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim Niên Ðường cai Thái tuế Chí đức Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư Vị Đại Vương.
- Con kính lạy các Ngài Ngũ Phương, Ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị thần linh coi quản ở trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ .......
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ............................................. 
Tin chủ [chúng] con là : .........................................................
Ngụ tại:.................................................................
Trước án kính cẩn thưa trình:
Ðông tàn sắp hết
Năm kiệt tháng cùng
Xuân tiết gần kề
Minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 Tết, Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sửa phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh. Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn thần, liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị Hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an, thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!

Lễ cúng giao thừa ngoài trời

* Sắm lễ:
Lễ vật trong lễ cũng giao thùa gồm:
+ Hương, hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ Thần linh.
+ Mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, chè, bánh chưng
Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Mâm lễ cũng giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.
Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấnn vái trước án.

Văn khấn giao thừa ngoài trời

Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Ðức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển
- Con kính lạy Đương niên Thiên quan (năm nào khấn danh Vị của Vị Hành khiển ấy) năm ... các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Táo quân, Chư Vị Tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm.........
Tin chủ (chúng) con ............................
Ngụ :...................................................
Giao thừa chuyển năm
Năm cũ qua đi
Năm mới đã đến
Tam dương khai thái
Vạn tượng canh tân.

Ngài Thái Tuế Tôn thần trên Vâng lệnh Thượng để giám sát Vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân ngày đầu Xuân, tín
chủ chúng con thành tâm, sắm sửa hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén
hương thơm, thành tâm bái thỉnh.

Chúng con kính mới: Ngài Cựu niên đương cai, Ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư Vị Ðại Vương, ngài Bản Xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư Vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi Xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù
hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt.

Chúng con lễ bạc tậm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a dÍ Ðà Phật!
Nam mô a dÍ Ðà Phật!

Văn khẩn có thể viết vào giấy để đọc(giấy màu vàng hoặc đỏ dùng để viết văn cúng), sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khẩn cùng vàng mà dâng cúng.
Như vậy màu sắc cũng như những điều kiêng kỵ đã nhắc để chúng ta sắm, hoặc kiêng tránh khi sữa lễ. Ngoài lễ vật hương hoa, trầu, rượu, bánh, xôi, chè, gà còn thêm áo giấy, tiền giấy, giấy vàng... để đưa tiễn hoặc đón tiếp các vị Hành khiển hàng năm, cũng như các Vị Phán quan của nhà Trời.

* Lưu ý:
Sau khi khấn lễ tiễn quan đương niên cũ, sẽ tiến hành lễ đón quan đương niên mới (tống cựu nghinh tân). Lễ Vật cũng được chuẩn bị trước và đúng giờ phút Giao thừa sẽ tiến hành thắp nhang, làm thủ tục lễ, đọc văn khẩn xong thì hoá tờ Văn.


Như vậy, chiều 30 và đêm 30 sẽ phải tiến hành làm lễ tất niên (chiều 30 tết), lễ trước và trong lúc Giao thừa vừa tống cựu nghinh tân, vừa cũng lễ Tiên tổ.
Phần Văn khẩn thì mỗi tuần tiết có nội dung khác nhau và xin được giới thiệu hai bài văn khẩn dưới đây:

Văn khấn tiễn quan Đương niên cũ

Quốc hiệu... tỉnh... huyện.... Xã.... thôn......
Ngày... tháng... năm...
Tên họ tín chủ... tuổi... đồng gia kinh cẩn, sắm lễ vật hương đăng ... Thành tâm dâng lên ... Hành khiển, cùng đức ... Phán quan.
Kính mong Đại Vương xoi xét
Lượng trời chẳng ghét khoan dung
Giúp vua giữ vững ngôi Hoàng cực
Âm thỏa dương vui mát mẻ tiết xuân phong
Ơn trời đã dựng xây giếng mối.
Nhờ đất mà sinh sản hợp đạo tiết tòng.
Tiết thuộc Nguyên tiêu mừng năm mới
Lễ làm trừ tịch tiễn Ðại Vương.
Xét thấy năm tháng qua đội ơn rất lớn,
Xem ngày vừa hết nhà đức quan trên
Năm khác cờ hoa đón ngài trở lại
Lại nhà ban phúc được như lòng.
Muôn trông đức Ðại Vương
Kinh cẩn bày lời.
Văn cúng đón quan Đương niên mới
.... Kính trông Đại Vương,
Thông minh tài trí.
Văn Võ Thánh thần,
Ban ân ban đức.
Ngài tôn Vâng đế mệnh phân công, Để xứ lý âm - dương đều thoả mãn.
Minh bạch nơi vương tâm chính trực,
Cai quản cương vực nhà anh quân.
Trừ tịch đã làm lễ tống cựu
Nguyên tiêu nay dâng lễ nghinh tân
Năm trước trọng trách đảm đương, đội nhà ơn đức chính trực
Ngày nay thuý hoa lại thấy, ngửa trông lượng cả khoan dung
Cúi lạy nhà ơn đức Ðại Vương
Kính cẩn bày lời.
Lưu ý, nếu trời mưa gió thì có thể kê ban thờ giữa nhà, đặt lễ tiễn Quan đương niên cũ cũng như đón Quan đương niên mới. Có nhiều gia chủ vị trí sân thấp trũng, hoặc chật chội thì nên lập bàn giữa nhà để làm lễ "tổng cựu nghinh tân". Cũng có một số gia chủ còn viết bốn chữ đại tự "Thiên quan tích phúc" (Quan nhà trời cho phúc) và treo phía trên mâm lễ.

Nguồn: lichvansu.wap.vn

Đi chùa và cách cúng lễ

Theo phong tục cổ truyền, trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán, hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc v.v.

Phong tục sắm sửa lễ vật khi đi lễ Chùa

Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ là:

- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

- Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

Cách hành lễ trong phong tục đi lễ Đền, Chùa

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Dưới đây là vài bài khấn truyền thống tại chùa:

Bạn lưu ý, trong chùa thường ghi tên của vị thần, phật, nên cúng đọc luôn tên dưới biển.

1. Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ................................... trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

2. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

3. Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được .................................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

4. Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

"Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường".

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)

Nguồn: lichvansu.wap.vn